Học truyền thông ra làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Học truyền thông ra làm gì? Cơ hội việc làm

Truyền thông đang là ngành học dẫn đầu xu hướng hiện nay được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Không chỉ sở hữu môi trường làm việc sáng tạo, năng động mà còn có mức thu nhập đáng mơ ước. Trên thực tế, học truyền thông mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên. Nếu như bạn đang phân vân học truyền thông ra làm gì thì đây chính là bài viết dành cho bạn.

Ngành truyền thông

Trước khi đến với câu trả lời cho câu hỏi học truyền thông ra làm gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngành truyền thông là gì. Ngành truyền thông (Communication) là ngành học có . phạm vi rộng lớn với đa dạng ngành học và mang tính ứng dụng cao trong thực tế. Bạn có thể hiểu đơn giản, ngành truyền thông là ngành học có liên quan đến việc tạo ra, phân phối và tiếp nhận các thông điệp, tin tức thông qua các kênh truyền thông khác nhau. Điển hình như truyền hình, báo chí, đài phát thanh, các phương tiện truyền thông xã hội và mạng internet.

Ngành truyền thông bao gồm nhiều chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau
Ngành truyền thông bao gồm nhiều chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau

Ngành truyền thông bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như báo chí, digital marketing, marketing, quảng cáo, truyền thông đại chúng,… Khi học ngành nghề này, bạn sẽ chính là những chuyên gia truyền thông có nhiệm vụ phân tích, sáng tạo, nghiên cứu và phát triển các ấn phẩm, nội dung hấp dẫn, thông điệp nhằm thu hút khách hàng mục tiêu.

Ngành truyền thông gồm những chuyên ngành nào?

Ngành truyền thông sẽ được chia ra thành nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau. Trên thực tế, đây cũng là ngành nghề có phạm vi rộng lớn. Chúng được phân thành 4 nhóm chuyên ngành nhỏ sau đây:

Ngành truyền thông báo chí

Ngành truyền thông báo chí là lĩnh vực cổ điển nhất của ngành truyền thông. Ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và tin tức đến công chúng. Khi học ngành truyền thông báo chí, bạn sẽ chịu trách nhiệm trong việc tìm kiếm, thu nhập và xử lý thông tin để phân phối thông tin độc giả, người nghe, người xem thông qua những phương tiện truyền thông như đài phát thanh, truyền hình, báo chí và các website trực tuyến. 

Để theo học chuyên ngành này, yêu cầu các nhà báo, phóng viên tương lai phải có kỹ năng nghiên cứu, viết lách, khả năng xử lý thông tin và đánh giá tình hình. Trong quá trình làm nghề, bạn phải tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức và thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc. 

Ngành truyền thông đa phương tiện

Truyền thông đa phương tiện cũng là chuyên ngành được nhiều bạn lựa chọn và đang rất phổ biến hiện nay. Chuyên ngành này có liên quan đến việc sử dụng công cụ và các kỹ thuật khác nhau để tạo ra sản phẩm truyền thông đa phương tiện. Các sản phẩm truyền thông nổi bật có thể kể đến như âm thanh, đồ hoạ, video, hình ảnh, các trang web và ứng dụng di động. Chúng sẽ được sản xuất và phân phối qua nhiều kênh truyền thông khác nhau.

Ngành truyền thông đa phương tiện được nhiều bạn trẻ lựa chọn
Ngành truyền thông đa phương tiện được nhiều bạn trẻ lựa chọn

Khi theo học ngành truyền thông đa phương tiện, các chuyên gia sẽ sử dụng những công cụ và thiết bị hỗ trợ như máy tính, máy quay phim, thiết bị máy ảnh, máy quay drone, phần mềm chỉnh sửa video và các công nghệ khác để tạo ra sản phẩm truyền thông độc đáo, mới lạ. Ngành học này đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng kỹ thuật nghệ thuật và sáng tạo. Đồng thời bạn cũng cần hiểu rõ các xu hướng và yêu cầu của khách hàng để tạo ra sản phẩm truyền thông phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Ngành truyền thông thực hành

Ngành truyền thông thực hành hay truyền thông PR (Public Relations) là ngành quan trọng trong ngành truyền thông. Nhiệm vụ chính của ngành này là xây dựng, duy trì và luôn nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong mắt công chúng, khách hàng mục tiêu và đối tác cùng ngành.

Các chuyên gia PR còn chính là cầu nối giữa tổ chức với công chúng, bao gồm nhà đầu tư, báo chí, khách hàng và cộng đồng địa phương. Để hoàn thành tốt công việc, bạn cần có những kỹ năng quan trọng như viết lách, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện và truyền thông kỹ thuật số nhằm tạo sự chú ý, tín nhiệm với khách hàng và công chúng của mình.

Bên cạnh đó, các chuyên gia PR cũng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và chiến lược truyền thông để đảm bảo truyền tải thông điệp đến với đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Chiến lược truyền thông này thường sẽ sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như tổ chức sự kiện, quản lý mối quan hệ với báo chí và đối tác, phát triển nội dung truyền thông.

Ngành nghiên cứu truyền thông

Ngành nghiên cứu truyền thông bao gồm những công việc về thu thập và phân tích dữ liệu liên quan đến các hành vi truyền thông của công chúng và phương tiện truyền thông. Để nghiên cứu chuẩn xác, nắm bắt được các xu hướng và thay đổi của ngành truyền thông, bạn sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật như khảo sát, quan sát, phỏng vấn và phân tích dữ liệu. Hiện nay có rất nhiều trung tâm nghiên cứu truyền thông trên thế giới. Các trung tâm này thường cung cấp các khóa đào tạo và chương trình nghiên cứu giúp sinh viên có cơ hội nâng cao hiểu biết và kỹ năng trong lĩnh vực truyền thông.

Ngành nghiên cứu truyền thông cần có kỹ năng khảo sát tốt
Ngành nghiên cứu truyền thông cần có kỹ năng khảo sát tốt

Học truyền thông ra làm gì?

Chắc chắn câu hỏi học truyền thông ra làm gì là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết mọi bạn sinh viên khi lần đầu tìm hiểu về ngành học này. Trên thực tế, đây là ngành nghề có cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng lớn. Sau khi bạn hoàn thành chương trình học tại các trường cao đẳng, đại học, bạn có thể xin làm việc ở những vị trí như chuyên viên truyền thông, nhà báo, chuyên viên PR, Copywriter, biên tập viên,…  Dưới đây là mức lương chi tiết các vị trí công việc bạn có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông:

Chuyên viên truyền thông đại chúng

Công việc chính của bạn sẽ là tổ chức và quản lý các chiến dịch truyền thông đại chúng cho các tổ chức, chính phủ hoặc doanh nghiệp. Vị trí này có mức lương dao động từ 8 – 15 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực của mỗi người.

Chuyên viên marketing

Chuyên viên marketing là người lên ý tưởng, kế hoạch để triển khai chiến dịch quảng cáo cho thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Vị trí này đang được rất nhiều doanh nghiệp săn đón với mức lương hấp dẫn từ 8 – 20 triệu đồng/tháng.

Copywriter

Đây là người chịu trách nhiệm sản xuất các kịch bản quảng cáo và triển khai nội dung cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Mức lương sẽ tăng dần theo khả năng, năng lực của mỗi người. Hiện tại, công việc copywriter có mức lương dao động từ 5 – 20 triệu đồng/tháng.

Copywriter là người sản xuất ấn phẩm truyền thông cho doanh nghiệp
Copywriter là người sản xuất ấn phẩm truyền thông cho doanh nghiệp

Chuyên viên PR

Chuyên viên PR sẽ có trách nhiệm xây dựng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức truyền thông để tạo ra nội dung PR chất lượng để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của tổ chức. Mức lương chuyên viên PR dao động từ 8 – 15 triệu đồng.

Chuyên viên truyền thông kỹ thuật số

Quản lý và triển khai các chiến dịch truyền thông trên nền tảng công nghệ. Bao gồm kênh truyền thông xã hội, quảng cáo trực tuyến, email marketing và nội dung số. Mức lương dao động từ 10 – 20 triệu đồng/tháng.

Biên tập viên

Biên tập viên là người tạo ra và chỉnh sửa các nội dung trên các phương tiện truyền thông của doanh nghiệp như tạp chí, radio, truyền hình, báo chí,… Mức lương của biên tập viên hiện nay đang dao động từ  6 – 15 triệu đồng/tháng.

Nhà sản xuất phim

Khi tốt nghiệp ngành truyền thông, bạn hoàn toàn có thể thử sức với vai trò nhà sản xuất phim. Tạo ra các sản phẩm phim hoặc video ngắn theo yêu cầu của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức với mức thu nhập hấp dẫn từ 10 – 30 triệu đồng/tháng.

Nhà sản xuất phim tạo ra những video chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp
Nhà sản xuất phim tạo ra những video chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp

Tố chất phù hợp với ngành truyền thông

Bên cạnh câu hỏi học truyền thông ra làm gì thì để theo học ngành truyền thông cần yếu tố gì cũng được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, mặc dù rất nhiều người yêu thích lĩnh vực này nhưng không phải ai cũng thật sự phù hợp nếu như thiếu đi những yếu tố sau đây:

  • Sự sáng tạo: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng. Khi có óc sáng tạo nhanh nhạy, bạn sẽ dễ dàng tìm ra những ý tưởng mới lạ trong việc thiết kế các chiến lược và sản phẩm truyền thông.
  • Kỹ năng viết lách: Kỹ năng viết lách tốt sẽ giúp nhân sự có thể viết ra những bài báo, bài tường thuật, bài phát biểu và nội dung truyền thông chuyên nghiệp và hiệu quả.
  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng rất quan trọng trong lĩnh vực truyền thông.
  • Kiến thức chuyên môn: Kiến thức chuyên môn về các khía cạnh khác nhau của ngành truyền thông sẽ góp phần hỗ trợ bạn hoàn thành công việc một cách tốt nhất và cơ hội thăng tiến trong tương lai. Bao gồm quảng cáo, PR, truyền thông đại chúng, phát thanh truyền hình và truyền thông kỹ thuật số.
  • Kỹ năng đa nhiệm: Trong truyền thông, bạn sẽ thường xuyên phải làm việc với nhiều dự án cùng lúc với những yêu cầu khác nhau. Do đó, kỹ năng đa nhiệm là điều vô cùng quan trọng.
  • Sự cầu tiến: Không chỉ riêng lĩnh vực truyền thông mà bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có tinh thần cầu tiến và ham học hỏi để đáp ứng với sự thay đổi của thị trường cũng như công nghệ mới.

Như vậy, các thông tin chi tiết của vieclamtiepthi.com cũng như câu trả lời cho câu hỏi học truyền thông ra làm gì đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong bài viết. Mong rằng đây cũng chính là những thông tin hữu ích quý bạn đọc đang tìm kiếm.

Đinh Minh Quân

Đinh Minh Quân là một nhà lãnh đạo tài ba và có niềm đam mê trong lĩnh vực tuyển dụng và việc làm. Với tầm nhìn chiến lược cùng ý chí thay đổi ngành việc làm tiếp thị, anh đã sáng lập vieclamtiepthi.com, một trang web tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam. Thông tin chi tiết:
  • Email: [email protected]
  • Học vấn: Thạc sĩ Quản trị Nhân lực và Quản lý Biến đổi tổ chức, Khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học University of Illinois at Urbana-Champaign.
  • Địa chỉ: 190E Đ. TX 33, Khu phố 2, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam